• Cơ sở 1: Số 45, Lô C, phố Vĩnh Phúc, Ba Đình, HN
  • Cơ sở 2: 334 Thụy Khuê, Tây Hồ, HN
Menu 091 300 89 15

Các Lỗi Phát Âm Tiếng Anh Trẻ Em Thường Mắc

Đăng ngày: 21/07/2020 - Lượt xem: 992

Phát âm là một trong những nội dung quan trọng mà khi học tiếng Anh bạn nhỏ nào cũng cần phải thực hiện và luyện tập thường xuyên. Theo đó, khi bắt đầu học tiếng Anh việc trẻ phát âm chuẩn là một điều rất cần thiết. Song, không phải bố mẹ nào cũng biết được con mình đã phát âm đúng và chuẩn hay chưa. Qua bài viết sau, Sun School xin giới thiệu các lỗi phát âm trẻ thường mắc khi nói tiếng Anh để bố mẹ có thể phát hiện các lỗi phát âm của con.

6 lỗi phát âm tiếng Anh trẻ em thường mắc

Lỗi không phát âm các âm cuối/ đuôi (ending sounds) là lỗi đầu tiên trẻ thường mắc phải khi phát âm tiếng Anh

Đây là lỗi phổ biến mà trẻ em Việt Nam hay mắc phải nếu không được dạy và học bài bản. Điều này cũng không quá khó hiểu vì trong tiếng Việt, chúng ta không có hiện tượng “bật hơi” ở các âm cuối. Nếu không đọc rõ những âm cuối có thể dễ gây hiểu lầm cho người nghe.

Ví dụ: khi trẻ phát âm cặp từ “fine” và “five” trong hai câu “I’m fine.” (Con khỏe.) và “I’m five.” (Con 5 tuổi). Việc quên, bỏ qua âm cuối rất dễ gây hoang mang cho người nghe, đặc biệt đối với người bản ngữ, những người đã quen với việc phát âm đúng, chuẩn.

Lỗi thứ hai trẻ thường mắc phải là lỗi phát âm tiếng Anh âm “th”

Trong bất kì từ vựng nào có hai chữ “th” đi cùng nhau thì khi phát âm tiếng Anh trẻ phải đưa lưỡi ra.”. Hơn nữa âm “th” lại  có 2 cách phát âm là /θ/ và /ð/ nên phát sao cho chuẩn hay đưa đưa lưỡi sao cho đúng quả là một thách thức không hề nhỏ với các bạn nhỏ. Do tiếng Việt của chúng ta không có cách phát âm đưa lưỡi ra nên trẻ gặp nhiều khó khăn khi phát âm âm “th”. Các bạn nhỏ nhìn thấy hai chữ “th” đi cùng nhau nên nghĩ phát âm giống tiếng Việt nhưng âm “th” tiếng Anh không giống âm “th” tiếng Việt. Một số bạn nhỏ khác lại phát âm “th” thành “dơ” hoặc “t”, những phát âm này đều không chuẩn.

Cách phát âm /θ/: Phần đầu lưỡi đi qua hai hàm răng, luồng hơi đẩy ra xung quanh miệng, lưỡi thả lỏng. Lưu ý: Không có bất kì áp lực nào trong miệng hoặc âm chặn.

Hướng dẫn cách phát âm âm /θ/

Cách kiểm tra:  Đặt bàn tay ra phía trước mặt rồi phát âm /θ/. Vì /θ/ là âm vô thanh nên sẽ có hơi bật vào lòng bàn tay.

Ví dụ : three, thank, teeth

Cách phát âm /ð/: Đưa phần đầu đầu lưỡi ra ngoài và đụng lên răng hàm trên, dùng giọng tạo ra âm rung trong vòm miệng. Chú ý: Đừng đưa lưỡi ra ngoài nhiều và đầu lưỡi chỉ chạm nhẹ vào răng.

Hướng dẫn cách phát âm âm /ð/

Cách kiểm tra: Cũng dùng bàn tay để ra phía trước mặt như khi phát âm âm /θ/, nhưng khác với âm /θ/, khi phát âm âm /ð/ sẽ không cảm nhận được hơi bật vào lòng bàn tay mà sờ tay ở phía cổ họng thấy rung.

Ví dụ: mother, father, that

Lỗi phổ biến thứ ba là lỗi Việt hóa khi trẻ phát âm tiếng Anh

Câu chào “Hello” là câu chào rất quen thuộc đối với người Việt nhưng có rất nhiều người Việt phát âm không chuẩn. Từ nhỏ trẻ đã nghe người lớn nói nên bắt chước nói theo khi muốn chào người nước ngoài hoặc thậm chí là chào người thân. Từ này đã bị phát âm Việt hóa thành “ô” thay vì đọc đúng /əʊ/ nên đa phần người Việt sẽ nói “helô” và nhiều bạn nhỏ khi chưa được học qua các khóa tiếng Anh cũng sẽ đọc chưa đúng. Bên cạnh âm này còn có âm /ei/ trong từ eight /eɪt/ (số 8) có rất nhiều bạn đọc không đúng thành “ết” hay từ cake /keik/ (cái bánh) đọc thành “kếch” hoặc road  / rəʊd/ (con đường): đọc là “rốt”. Trên thực tế, Tiếng Anh không có thanh sắc như tiếng Việt nhưng nhiều bạn nhỏ lại tùy ý cho thêm vào để đọc.

Lỗi không phân biệt nguyên âm ngắn và nguyên âm dài là lỗi thứ tư trẻ thường gặp phải

Nếu như tiếng Việt chỉ có một loại nguyên âm đơn thì trong tiếng Anh nguyên âm đơn lại được chia thành 2 dạng, nguyên âm đơn ngắn và nguyên âm đơn dài. Các nguyên âm ngắn, dài này góp phần tạo sự khác biệt về mặt phát âm và ý nghĩa của từ. Khi phát âm đa số trẻ không chú ý đến nguyên âm ngắn và nguyên âm dài nên hầu hết trẻ phát âm về một loại là nguyên âm ngắn. Trẻ ít ý thức về việc phân biệt  nên hay nhầm lẫn các âm ngắn dài với nhau khi nói tiếng Anh.

Ví dụ như: Khi học về màu sắc có rất nhiều bạn nhỏ không đọc đúng từ green /ɡriːn/ (màu xanh lá cây) vì từ này cần phải đọc kéo dài nguyên âm /iː/ nhưng các bạn lại đọc khá nhanh nguyên âm này.

Học phát âm chuẩn tại Sun School

Nhầm lẫn âm /ɪ/ và âm /i:/  

Việc phát âm nhầm lẫn hai âm dài, ngắn này sẽ khiến người đối diện hiểu nhầm lời bạn nói. Ví du như, nếu trẻ phát âm  từ “sheep” /ʃiːp/ (con cừu ) với nguyên âm /i/ ngắn thì người nghe có thể hiểu thành từ “ship” /ʃɪp/ (con tàu).

Tương tự:

·        /ɪ/: live /lɪv/ (sống ở); sit /sɪt/ (ngồi), hit /hɪt/ (đánh/ đập)

·        /i:/: leave /li:v/ (rời đi); seat /si:t/ (chỗ ngồi); heat /hiːt/ (hơi nóng/ sức nóng)

Nhầm lẫn âm /ʊ/ và âm /uː/

Nhiều trẻ em cũng thi thoảng phát âm lẫn lộn giữa hai nguyên âm này, nên từ “foot” và “food” nghe rất giống nhau.

Một số ví dụ:

·        /ʊ/: book /bʊk/ (sách); foot /fʊt/ (chân), look /lʊk/ (nhìn)

/u:/: blue /bluː/ (màu xanh); food /fu:d/ (thức ăn); do /duː/ (làm)

Lỗi thứ 5 là lỗi không nhấn trọng âm (Stress) khi trẻ phát âm tiếng Anh

Lỗi không nhấn trọng âm

Cứ phát âm to, rõ ràng là chưa đủ mà trẻ cần phải nhấn trọng âm khi nói cũng như khi đọc bởi vì trọng âm làm nên sự chính xác cho từ vựng. Nếu không nhấn đúng trọng âm người bản ngữ sẽ không hiểu mình nói gì. Lỗi phát âm không nhấn trọng âm xuất phát từ việc tiếng Việt đơn âm tiết và người Việt thường quen đọc từng âm tiết và không có trọng âm nên chúng ta đọc đều đều các từ mà không có trọng âm. Cách đọc đó khiến người nghe cảm thấy rất cứng từ nào cũng giống từ nào. Lỗi này thường gặp ở trẻ không được theo học các khóa học tiếng Anh chuẩn hoặc không được sửa âm ngay từ khi bắt đầu học. Khi trẻ nhấn đúng trọng âm khi phát âm cũng sẽ giúp cho trẻ nghe chuẩn xác.

VD: Khi nghe “sixteen” ( số16) hay sixty (số 60) trong một câu nào đó thì chỉ cần nghe âm thứ nhất phát ra mạnh dứt khoát thì đó là số 60 còn nghe âm thứ hai phát ra mạnh dứt khoát đó là số 16.  Cũng tương tự như vậy, khi trẻ phát âm chuẩn đúng trọng âm thì người nghe sẽ hiểu trẻ đang nói số 16 hay là 60. Với trẻ nhỏ thì không thể giới thiệu được các quy tắc về đánh trọng âm mà trẻ chỉ cần bắt chước thầy cô phát âm chuẩn. Khi nghe thầy cô nói có nhấn nhá âm thì trẻ sẽ học theo và lâu dần hình thành ở trẻ việc nói như người bản ngữ.

Lỗi thứ sáu là lỗi không có ngữ điệu (intonation) khi  trẻ nói tiếng Anh

Lỗi phát âm không có ngữ điệu

Mặc dù đây là lỗi phố biến cuối cùng đối với trẻ nhưng nhiều phụ huynh lại không để ý lỗi này. Bố mẹ thấy con đọc đúng trọng âm của từ rồi thì yên tâm con sẽ nói chuẩn. Trên thực tế, nếu nói tiếng Anh không có ngữ điệu thì người nghe không thể hiểu được ý và cảm xúc đi cùng với từ ngữ. Thay đổi ngữ điệu hoàn toàn có thể thay đổi ý nghĩa của câu. Ví dụ: Nói: “It’s raining.” (Trời đang mưa). Vẫn là các từ này trong câu nhưng khi người nói thay đổi ngữ điệu trong câu thì cho hàm ý khác nhau. Vẫn là nghĩa “Trời đang mưa.” nhưng hàm ý 'Thật bất ngờ!', hoặc 'Thật khó chịu!', hoặc 'Thật tuyệt!'. Một ví dụ khác: Cùng một câu nói nhưng ngữ điệu và cách nhấn trọng âm vào các từ quan trọng khác nhau tạo nên nghĩa khác nhau. Ví dụ, với từ gạch chân in đậm là từ nhấn mạnh trong câu.

There are four books on the desk => Nhấn mạnh có 4 quyển sách chứ không phải 1, 2 hay 3.

There are four books on the desk => Nhấn mạnh là sách chứ không vở, bút hay thước kẻ.

There are four books on the desk => Để trên bàn chứ không phải trên ghế, trên cặp sách hay trên sàn nhà,…

Khi nói: “Có 4 quyển sách ở trên bàn” với một ngữ điệu đi xuống ở cuối câu thì thường được hiểu là câu trần thuật. Song, chỉ cần lên giọng ở cuối một câu tường thuật người nghe sẽ mặc nhiên hiểu đấy là câu hỏi. Cũng cần phải đề cập thêm: Trẻ rất hay mắc lỗi ngữ điệu ở các câu hỏi vì trẻ vẫn giữ nguyên âm điệu mà không lên giọng hoặc xuống giọng ở những chỗ cần thiết. Có hai dạng câu hỏi trẻ hay nói đó là dạng “Yes/ No questions” (Dạng câu hỏi trả lời Có/ Không) và “Wh-questions” (Dạng câu hỏi với từ để hỏi). Hai dạng này trẻ cần được luyện sao cho chuẩn theo các quy định đối với ngữ điệu tiếng Anh.

  • Với những câu hỏi Yes/No ngữ điệu của bạn nên thấp ở phần đầu và lên giọng ở cuối câu. Ví dụ như:

Hướng dẫn phát âm theo ngữ điệu

  • Đối với các dạng câu hỏi có từ để hỏi, người nói lên giọng ở từ để hỏi và lại phải xuống giọng ở cuối câu để thể hiện sự nghiêm túc và yêu cầu câu trả lời từ người đối diện. Ví dụ như:

Hướng dẫn cách phát âm đúng ngữ điệu

Nếu người nói lên giọng trong câu hỏi có từ để hỏi, thì người bản ngữ sẽ thấy khá kỳ quặc. Do đó, trẻ cần phải luyện âm điệu sao cho chuẩn và nói một cách tự nhiên để người nghe có thể hiểu được.

Khi mới bắt đầu học trẻ sẽ không tránh được nhiều lỗi khi phát âm và ở mỗi trẻ lại có những lỗi khác nhau. Bài viết trên chỉ đề cập các lỗi phát âm tiếng Anh phổ biến mà trẻ mắc phải. Khi con được học các lớp học tiếng Anh tổng quát tại Sun school, con sẽ được luyện phát âm chuẩn và không còn mắc các lỗi khi phát âm tiếng Anh nữa.

------------------------

Thông tin liên hệ:
Sun School - Bringing light to learning
Hotline: 091.300.8915

Email: sunschoolvn@gmail.com

Tin tức khác
  • Cô Hà Huyền – Giáo viên luyện thi IELTS đồng thời là Giám đốc Trung tâm Anh ngữ Sun School là gương mặt luôn được các bậc phụ huynh đặt trọn niềm tin và học sinh thì vô cùng yêu mến. Cô Huyền đã giúp rất nhiều học trò chinh phục thành công thang điểm cao IELTS để tiến gần hơn với ước mơ của mình.
  • Summer Event 2022

    1235 Lượt xem
    Nhiều bạn nhỏ lần đầu được trải nghiệm đi xem phim cùng các bạn học ở trung tâm nên tối thứ 6 đã chuẩn bị đồng phục của Sun School, những bạn chưa chuẩn bị được đồng phục Sun School thì dặn bố mẹ chuẩn bị cho những bộ đồ đẹp để sáng hôm sau mặc đi Event, có bạn trước khi đi ngủ còn dặn bố mẹ nhớ đánh thức con dậy từ 6h để...
  • Sau thời gian dài các con phải học online, việc tiếp thu cũng như nắm bắt kiến thức tiếng Anh ít nhiều không được như mong ước của các con cũng như sự kỳ vọng của quý vị phụ huynh.